"Tháng Tư đong đậu nấu chè.
Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm."
Mùng 5 tháng 5 tới, nhà nhà người người nổi lửa nấu bánh
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ"
Bánh ú lá tre là tên gọi ở miền Nam hay bánh tro ở miền Bắc - một món bánh truyền thống của người Sài Gòn mỗi dịp tết Đoan Ngọ. Trên bàn thờ, ngoài các loại trái cây, rượu nếp,… người dân thường cúng bánh ú khi dâng cúng tổ tiên, đất trời vào ngày Tết giữa năm này.
Cũng như Tết Âm Lịch, nhiều nhà ở Đà Nẵng đã nổi lửa trước vài ngày để nấu bánh. Từ đó tạo nên không khí nhộn nhịp của người dân không khác Tết là mấy, người xào nhân, người gói, người luộc bánh,… vừa làm họ vừa trò chuyện rôm rả.