Tìm hiểu về hệ thống rửa màng lọc RO

Tìm hiểu về hệ thống rửa màng lọc RO
Tuesday,
19/09/2023
Đăng bởi: CÔNG TY TNHH ĐỨC TRÂN

Như chúng ta đã biết, cáu cặn là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng hệ thống lọc nước Reverse Osmosis (RO). Cáu cặn có thể hình thành do các thành phần có trong nguồn nước, thiết kế và quy trình vận hành của hệ thống RO. Hiện tượng này có thể gây tăng áp suất làm việc của hệ thống, giảm lượng nước lọc qua màng RO và làm giảm chất lượng nước sản phẩm cuối cùng. Do đó, việc tẩy rửa và phục hồi hiệu suất cho hệ thống màng RO là rất quan trọng.

Hệ thống rửa màng lọc RO là gì?

Hệ thống rửa màng lọc RO, hay còn được gọi là hệ thống CIP (Clean In Place) RO, là một hệ thống được sử dụng để làm sạch và bảo trì hệ thống RO hoạt động ổn định và hiệu quả. Hệ thống này giúp làm sạch màng RO một cách tự động. Quá trình CIP sử dụng các loại hóa chất rửa màng chuyên dụng để loại bỏ cặn bẩn và các tạp chất đã tích tụ trên bề mặt màng RO. Sau khi quá trình CIP hoàn tất, hiệu suất và chất lượng của hệ thống RO được khôi phục và tiếp tục hoạt động ổn định.

Khi nào cần sử dụng hệ thống rửa màng RO? Các dấu hiệu nhận biết?

Trong hệ thống xử lý nước, màng RO phải đảm nhận khối lượng lọc chất bẩn rất lớn. Theo thời gian, các ion, chất hữu cơ, vi sinh hay các thành phần khác có trong nguồn nước đều có nồng độ tăng lên đáng kể nếu vượt quá độ bão hòa. Điều này dẫn đến việc cáu cặn hình thành trên bề mặt màng RO.

Các dạng cáu cặn thường gặp

Các dạng cáu cặn thường gặp gồm:

  1. Cáu cặn vô cơ: gây ra do các hợp chất muối vô cơ, oxit kim loại, CaCO3, CaSO4, BaSO4, Fe/Mn, SiO2, có trong nguồn nước.
  2. Cáu cặn hữu cơ: gây ra do các thành phần hữu cơ như các hạt keo, huyền phù, TOC, COD, BOD có hàm lượng cao trong nguồn nước.
  3. Cáu cặn vi sinh: gây ra do các loại vi khuẩn, vi sinh vật tồn tại trong nước. Theo thời gian, chúng sẽ tạo nên lớp màng sinh học gây cáu cặn cho màng RO.

Khi nhận thấy các dấu hiệu sau xuất hiện trong hệ thống RO của bạn, đó là tín hiệu cần sử dụng hệ thống rửa màng RO:

  • Nước thành phẩm qua màng RO giảm 10% - 15%
  • Hàm lượng muối trong dòng thành phẩm qua màng tăng 5% – 10%
  • Chênh áp (áp suất dòng nước vào trừ áp suất dòng đậm đặc) tăng 10% – 15%

Hệ thống rửa màng RO bao gồm những gì?

Trước khi tiến hành rửa màng RO, chúng ta cần chuẩn bị các thiết bị cần thiết để thiết kế một hệ thống rửa màng RO hiệu quả. Các thiết bị trong một hệ thống rửa màng RO tiêu chuẩn bao gồm:

  1. Bơm CIP với động cơ IE3, IP55.
  2. Vỏ và lõi lọc tinh Pentair.
  3. Bồn CIP (vật liệu PE).
  4. Đường ống uPVC Sch80.
  5. Đồng hồ đo áp và lưu lượng kế.
  6. Van điều khiển và phụ kiện.
  7. Hóa chất rửa màng chuyên dụng PWT cho CIP.
  8. Khung bằng thép SS400 phủ epoxy 3 lớp.
  9. Kết nối bằng bích JIS10K.
  10. Nguồn điện 380 - 415V / 3Phase / 50Hz.

Quy trình sử dụng hệ thống rửa màng RO như thế nào?

Quá trình sử dụng hệ thống rửa màng RO gồm các bước sau:

  1. Kiểm tra hệ thống rửa màng RO bao gồm bể, ống và lõi lọc. Làm đầy bồn rửa màng RO bằng nước thành phẩm RO hoặc nước DI. Bật máy khuấy hoặc bơm tuần hoàn.
  2. Thêm hóa chất vào trong bồn chứa. Điều chỉnh pH bằng hóa chất cơ bản cho phù hợp mục đích tẩy rửa cáu cặn. Nên để ở nhiệt độ 45°C để nâng cao hiệu quả rửa màng RO.
  3. Dòng dung dịch hóa chất rửa màng RO vận hành cùng chiều với quá trình lọc. Thời gian tuần hoàn dung dịch hóa chất rửa màng RO từ 30-90 phút.
  4. Trong trường hợp màng lọc RO bị tắc nghẽn nặng, lúc rửa màng RO ban đầu nên tách dòng xả bỏ 10 - 20% dòng dung dịch xúc rửa màng để tránh các cặn đã tách ra khỏi màng sau đó bám lại trên bề mặt màng. Khi vận hành lại hệ thống RO, dòng nước thành phẩm sau khi qua lọc phải được xả bỏ để đảm bảo hóa chất rửa màng tồn đọng được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hệ thống.
  5. Rửa lại màng bằng nước RO trước khi cho hệ thống hoạt động lại.

Những lưu ý khi rửa màng RO

Khi rửa màng RO, có những yếu tố cần cân nhắc:

  1. Sử dụng hóa chất tính kiềm (OptiClean B) trước, sau đó sử dụng hóa chất làm sạch tính axit (OptiClean A, D, S). Các hóa chất rửa màng RO được lựa chọn sử dụng tùy theo màng RO bị cáu cặn loại gì.
  2. Tần suất rửa màng RO và thời gian rửa màng RO tùy theo điều kiện hoạt động và hiệu năng của màng. Nên thay đổi, điều chỉnh các thông số CIP khi màu sắc nước thay đổi và pH thay đổi.
  3. Trong quá trình ngâm, có thể tuần hoàn dung dịch hóa chất rửa màng RO ở lưu lượng thấp để duy trì nhiệt độ. Hóa chất nên được hòa tan chuẩn bị trước khi rửa màng. Nên kiểm tra thay lõi lọc trước khi rửa màng RO cho từng loại hóa chất. Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình rửa màng RO, nước sử dụng cho quá trình rửa màng RO phải là nước thành phẩm của hệ RO, không được lấy nước đầu nguồn.
  4. Xả hết nước còn tồn đọng trong hệ thống RO trước khi cho dung dịch hóa chất chạy tuần hoàn.
  5. Ghi lại báo cáo sau khi rửa màng RO (ngày/stage/điều kiện vệ sinh, hiệu suất, các bước làm, thời gian), hiệu suất làm sạch.

>> Hóa chất tẩy rửa màng RO PWT

Hóa chất rửa màng RO hiệu quả cho hệ thống rửa màng RO

Việc súc rửa định kì phục hồi hiệu suất cho hệ thống RO là rất quan trọng. Công ty chúng tôi giới thiệu đến khách hàng dòng sản phẩm hóa chất rửa màng chuyên dụng cho màng RO của PWT có thể tẩy rửa các chất bẩn hữu cơ, màng sinh học, các hydroxit kim loại (như sắt) và cáu cặn vô cơ (như CaCO3 hay Silica). Các ưu điểm nổi trội của dòng sản phẩm hóa chất súc rửa màng của PWT gồm:

  • Là hóa chất súc rửa chuyên dụng cho màng RO, ít gây tổn hại bề mặt màng.
  • Giá trị pH ổn định nhờ sử dụng dung dịch đệm pH giúp nâng cao hiệu quả làm sạch.
  • Hạn chế thay đổi pH ngoài ngưỡng để bảo vệ màng.
  • Kiểm soát tốt khả năng tái hình thành cáu cặn trên màng.
  • Hóa chất tẩy rửa được hầu hết các loại cáu cặn hình thành trên màng RO/NF/UF.
  • Tương thích với hầu hết các loại màng.
  • Có chứng nhận NSF an toàn với nước ăn uống.

Đơn vị cung cấp hệ thống rửa màng RO và hóa chất rửa màng RO chất lượng, uy tín

Đức Trân là đại lý chính thức cung cấp hệ thống rửa màng RO ADES MCS và hóa chất rửa màng RO của PWT.

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Zalo
Hotline
Công Ty TNHH Đức Trân