Vận hành và tái sinh hạt nhựa làm mềm nước hệ thống RO

Vận hành và tái sinh hạt nhựa làm mềm nước hệ thống RO
Thursday,
25/08/2022
Đăng bởi: CÔNG TY TNHH ĐỨC TRÂN

VẬN HÀNH VÀ TÁI SINH HẠT NHỰA LÀM MỀM NƯỚC TRONG HỆ THỐNG LỌC RO HOẶC LÀM MỀM NƯỚC CHO LÒ HƠI

1. KINH NGHIỆM TÁI SINH HẠT NHỰA LÀM MỀM NƯỚC

- Tái sinh hạt nhựa là việc làm quan trọng nhất trong quá trình vận hành hệ thống lọc nước. Người vận hành cần phải nắm rõ lý lịch và qui trình vận hành thiết bị. Thiết bị làm mềm nước tốt nhưng tái sinh không đúng thì chất lượng nước sau làm mềm cũng không đạt yêu cầu. 

Ví dụ: chọn muối tái sinh không tinh khiết, lượng muối không đủ so với lượng hạt nhựa. Lưu lượng và áp lực nước không phù hợp trong quá trình tái sinh, bỏ bớt công đoạn trong qui trình..

- Xác định đúng thời điểm tái sinh, việc này rất quan trọng vì nếu tái sinh sớm quá (lúc đó hạt nhựa chưa no) dẫn đến lãng phí muối, tốn công sức. Nếu tái sinh muộn quá thì chất lượng nước không đạt yêu cầu ở một thời điểm hạt nhựa đã hết tác dụng.

Để xác định đúng thời điểm thì nhà cung cấp thiết bị sẽ tính toán và hướng dẫn cách tính, dựa vào các thông tin như:

  • Chất lượng nước cấp - đặc biệt là độ cứng tổng
  • Thể tích hạt nhựa
  • Thể tích bình chứa hạt nhựa
  • Loại van tái sinh (xuôi chiều hay ngược chiều)
  • Tổng dung lượng của hạt nhựa
  • Model nhựa (catalog của loại hạt nhựa đang dùng, hướng dẫn sử dụng và tái sinh chi tiết).

- Tuân thủ các bước trong qui trình tái sinh, theo dõi, kiểm tra các thông số khi tái sinh như: vận tốc tái sinh, vận tốc rửa chậm, lượng nước rửa, chất lượng nước sau và trước tái sinh để đánh giá. Ghi chép các thông số và ngày tái sinh để có kế hoạch thay thế vật liệu phù hợp. Tuổi thọ của nhựa khoảng 2,5 năm.

- Kiểm tra và súc rửa các thiết bị lọc phía trước bình làm mềm để đảm bảo nước cấp cho bình làm mềm sạch nhất có thể.

2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BÌNH LÀM MỀM NƯỚC TRONG HỆ LỌC RO VÀ LÀM MỀM NƯỚC CHO LÒ HƠI.

- Làm mềm nước có vai trò rất quan trọng trong hệ thống lọc, làm mềm nước là khử bỏ đi lượng ion Ca2+ , Mg2+ , Fe2+ có trong nước nguồn cấp để tránh hiện tượng gây tắc màng lọc RO và đóng cặn trong lò hơi. Chất lượng nước sau làm mềm càng tốt thì màng lọc RO và lò hơi càng bền.

- Chu kỳ hoạt động của bình làm mềm nước càng dài thì chất lượng nước càng tốt và ổn định. Điều này cần được tính toán chính xác dựa vào chất lượng nước nguồn cấp, lưu lượng và điều kiện sử dụng..

- Vị trí bình làm mềm nước trong hệ thống lọc cũng rất ảnh hưởng đến chất lượng nước sau xử lý vì trong nước cấp có thể chứa các thành phần làm giảm khả năng, ức chế hoặc làm hư hỏng hạt nhựa (như chất hữu cơ, huyền phù, cặn, sắt, khí H2S, clo, ozone..) do vậy bình làm mềm có thể đặt ở vị trí sau các công đoạn xử lý khác phía trước như khử sắt, loạc cặn, chất hữu cơ..

3. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT QUAN TRỌNG CỦA HẠT NHỰA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH LÀM MỀM NƯỚC.

- Kích thước hạt nhựa và hệ số đồng đều, hạt nhựa có kích thước càng nhỏ và càng đều thì tổng tiết diện (hay diện tích) bề mặt hạt nhựa càng lớn, độ bền vật liệu càng tốt. Lượng hạt nhựa trong bình làm mềm ít bị tiêu hao do mòn và vỡ trong quá trình vận hành và tái sinh.

- Tổng dung lượng của nhựa, tổng dung lượng càng lớn thì khả năng bắt giữ các ion Ca2+ , Mg2+ .. càng nhiều, chu kỳ làm mềm dài và chất lượng nước ổn định.

- Xuất xứ và thương hiệu của hạt nhựa, hàng hóa có thương hiệu uy tín, kinh nghiệm sản xuất nhiều năm, xuất xứ và các chứng nhận chất lượng của các tổ chức Quốc tế là lựa chọn tốt nhất.

4. QUY TRÌNH TÁI SINH 

Một quy trình tái sinh gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Rửa ngược ( Backwash ). Mục đích của bước này là cho dòng nước đi ngược từ dưới lên trên để đẩy hết các chất bẩn ra ( bản chất của Cột làm mềm không phải để lọc SS – Chất rắn lơ lửng không tan) và làm cho lớp hạt nhựa giãn ra để khi nước muối nó đi vào, nó tiếp xúc tốt với hạt nhựa, quá trình trao đổi ion giữa Na+ với ion trên hạt nhựa sẽ tốt hơn.

Bước 2. Chuẩn bị dụng dịch muối tái sinh. Dựa vào độ cứng nước đầu vào và bài 58 để tính ra cần bao nhiêu muối và thể tích nước để chuẩn bị dung dịch tái sinh,

Bước 3, Tái sinh bằng dung dịch nước muối đã chuẩn bị. Đây là bước chính để Na+ trong muối trao đổi và hoàn nguyên hạt nhựa. Điều chỉnh lưu lượng bơm để có 150 lít/h đối với cột làm mềm có tiết diện 0.1m2. Khi bơm nước chạy, dòng nước sẽ hút nước muối vào cột trao đổi ion theo nguyên lý ejector, cái này van nó đã tích hợp sẵn, chỉ cần pha muối, mở van và cho bơm chạy là được. Duy trì chạy trong 30 phút. Đối với van tự động thì cài đặt luôn để nó tự chạy, còn dùng vân tay thì phải canh chỉnh.

Bước 4, Rửa chậm. Nhớ tắt đường muối khi chuyển qua bước này nếu rửa bằng chạy tay. Mục đích của bước này là đây hết các ion độ cứng vừa nhả ra từ hạt nhựa trong cột làm mềm nước ra ngoài. Lưu lượng của bước này cần duy trì như bước ba. Thời gian rửa chậm là 20 phút

Bước 5 Rửa nhanh. Mục đích của bước rửa nhanh là đẩy hết phần muối còn lại trong cột làm mềm để trả lại môi trường bình thường, chuẩn bị đưa cột làm mềm vào hoạt động. Lưu lượng của bước này là 350 lít/h đối với cột làm mềm có tiết diện là 0.1m2. Duy trì bước này từ 20-50 phút. Cách tốt nhất để biết là cột làm mềm đã hoạt động lại bình thường hay chưa là đo lại độ cứng đầu và trước cột làm mềm (bài 57 có hướng dẫn cách kiểm tra)

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Zalo
Hotline
Công Ty TNHH Đức Trân